Kiến thức sức khỏe

Mách bạn 3 cách giảm nóng gan 

Nóng gan là gì, có nguy hiểm không?

Gan là cơ quan nội tạng quan trọng, tham gia chính vào quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố trong cơ thể.

Nóng gan là tình trạng khi chức năng gan suy yếu (suy giảm chức năng gan cấp tính).

Triệu chứng của người bị nóng gan là thấy xuất hiện nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy khó chịu khắp người.

Hiện tượng nóng gan rất dễ tái phát, ảnh hưởng lớn sức khỏe của người bệnh.

Hơn nữa, nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến thành suy giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nguyên nhân gây nóng gan thường gặp

Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng gan bị nóng, xơ gan, men gan tăng… Trong đó những nguyên nhân của bệnh nóng gan thường gặp nhất gồm có:

● Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Sử dụng ít chất xơ, vitamin hoặc dùng nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm quá ngọt,… sẽ gây tích tụ nhiều độc tố tại gan.

● Do những thói quen xấu: Thức khuya, làm việc quá sức, thường xuyên chịu áp lực công việc sẽ gây suy giảm chức năng gan cấp tính.

● Lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thành phần gây hại cho gan cũng sẽ dẫn đến tình trạng nóng gan, suy giảm chức năng gan kéo dài.

● Thường xuyên dùng chất kích thích: Dùng rượu bia, thuốc lá thường xuyên khiến gan không đủ khả năng đào thải độc tố, chất độc tích tụ.

● Nguyên nhân khác: Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thời tiết nóng bức,…

Tổng hợp triệu chứng nóng gan thường gặp

 

● Nổi mẩn đỏ và ngứa: Trên da xuất hiện những mảng mẩn đỏ hoặc hồng lan rộng, gây ngứa ngáy râm ran. Triệu chứng này xuất hiện khoảng vài tiếng và giảm dần khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại.

● Nổi mề đay: Các nốt mề đay nổi lên trên bề mặt da, sần cục, dày, có thể gây ngứa ít hoặc không ngứa.

● Thay đổi màu da: Chức năng gan suy giảm khiến sắc tố mật Bilirubin tích tụ trong máu và làm da chuyển sang màu vàng.

● Hơi thở có mùi khó chịu: Gan tổn thương sẽ sản sinh nhiều Ammonia – chất làm hơi thở có mùi hôi.

● Phân và nước tiểu thay đổi: Thường có nước tiểu màu vàng đậm, phân có màu bạc hơn.

● Triệu chứng khác: Khô môi, môi đỏ, chảy máu chân răng bất thường, mất ngủ về đêm,…

3 cách giảm nóng gan 

1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ làm giảm nóng gan. Người bệnh nên ăn và không nên ăn những thực phẩm sau đây.

● Nên ăn

– Nhóm giàu protein: Ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ,…(cần đảm bảo 1g protein/kg cơ thể/ngày).

– Vitamin và khoáng chất: Các loại hoa quả giàu vitamin, tốt nhất nên bổ sung với hàm lượng khoảng 200g quả chín tươi/ngày.

– Chất xơ: Các loại rau xanh, cần bổ sung khoảng 200g mỗi ngày.

● Không nên ăn

– Chất béo: Món ăn chiên rán, đồ ăn nhanh,…

– Thực phẩm nhiều đường: Bánh ngọt, kẹo, trà sữa,…

– Nội tạng động vật: Gan, lòng, mề, phổi,…

– Đồ ăn cay, mặn: Kim chi, gia vị cay (ớt, tiêu),…

– Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, café,…

2. Thường xuyên thanh lọc cơ thể

Thanh lọc cơ thể là cách hữu hiệu nhất để giảm nóng gan. Vì thanh lọc cơ thể sẽ giúp cơ quan chức năng khỏe mạnh và hoàn thành tốt vai trò của từng cơ quan. Hơn nữa việc thanh lọc còn khiến da đẹp hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân.

3. Sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh không chỉ giúp các cơ quan khỏe hơn mà còn khiến tình thần bạn tốt hơn. Hãy tập cho bản thân lối sống lành mạnh để mỗi ngày đều khỏe mạnh.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *